TOP 4 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI XÂY DỰNG NHÀ PHỐ TRONG ĐÔ THỊ

Việc thiết kế và xây dựng nhà phố trong đô thị sầm uất đang là nhu cầu thiết yếu của rất nhiều gia chủ hiện nay. Liệu rằng xây nhà ở thành phố có khác gì so với xây ở nông thôn hoặc ven ngoại ô. Có những điểm lưu ý nào là quan trọng và không thể bỏ qua. Giải pháp khắc phục những vấn đề này là gì? Cùng Tuấn Gia Khang điểm qua những lưu ý quan trọng bạn nhé!

Top 4 điểm cần lưu ý khi xây dựng nhà phố

1. Quy định cấp phép

Trước khi tiến hành xây dựng nhà phố, anh chị cần nắm được những điều kiện để cấp phép thi công nhà tại khu vực nơi mình sinh sống. Cụ thể là những chi tiết sau cần được tuân thủ trong suốt quá trình thiết kế, xây dựng đến cả khi nghiệm thu công trình:

  • Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới đã được định sẵn. Anh chị cần tuân thủ khoảng lùi giữa phần đất được xây dựng và chỉ giới này. Ví dụ ở thành phố Hồ Chí Minh, tại các giao lộ lớn, khoảng lùi khi lên tầng cần thực hiện là 3.5m. Tức là nếu công trình thuộc nhà cao tầng, diện tích đất sổ đỏ là ngang 5m dài 20m thì anh chị chỉ được xây với diện tích 5m x 16.5m.
  • Giới hạn chiều cao xây dựng: Tùy theo từng vị trí hành chính hoặc quy hoạch của địa phương mà sẽ có con số cụ thể. Thường sẽ quy thành số tầng như 1 trệt 2 lầu, 1 trệt 3 lầu. Những mẫu thiết kế vượt quá số tầng kể trên thì không được phép thi công.

Ngoài ra còn khá nhiều quy định khác cần quan tâm đến như độ cao nền, chỉ giới xây dựng, chiều cao từng tầng, không ảnh hưởng không gian chung hay nhà liền kề bên cạnh…

Chỉ cần vi phạm một trong các quy định pháp lý kể trên, công trình của anh chị sẽ dễ bị xử phạt hoặc nặng nề hơn là đình chỉ thi công. Nhưng không cần quá lo lắng vì Tuấn Gia Khang sẵn sàng hỗ trợ quý khách về mặt pháp lý khi xây dựng nhà phố.

35.1

Có nơi để tập kết vật liệu xây dựng trước khi xây

2. Tránh ảnh hưởng, xâm phạm không gian nhà bên cạnh

Nếu công trình của quý khách trong lúc thi công có ảnh hưởng xấu đến nhà hàng xóm, điều cần làm là dừng thi công lại và cùng bàn bạc với nhà thầu để tìm cách xử lý. Bởi một công trình hoàn thành 20% và bị đình chỉ sẽ có mức độ hư hại cùng với thiệt hại tài chính khác với một công trình hoàn thành 80%. Và để tránh những rủi ro này xảy ra, dưới đây là một vài gợi ý từ KTS Tuấn Gia Khang:

  • Khảo sát kỹ khu vực lân cận dựa trên các tiêu chí địa chất, địa hình, nền đất và khu vực kề cận có những gì. Nhất là việc xây dựng nhà phố, việc xen giữa các nhà kế bên là không thể tránh khỏi. Anh chị cần tìm hiểu về hồ sơ thiết kế móng của nhà hàng xóm. Đồng thời thu thập thông tin càng nhiều càng chi tiết thì càng có lợi trong quá trình thi công về lâu dài.
  • Quan tâm chặt chẽ về phần móng nhà: Cụ thể là phải lựa chọn phương án đào móng nhà phù hợp với nền đất. Ép cọc bê tông thì rẻ và hợp với nền đất cứng. Nhưng nếu đất yếu phương án an toàn hơn lại là móng làm cọc khoan nhồi. Đặc biệt là không nên đào sâu hơn phần móng của nhà kế bên. Đồng thời không tận dụng móng nhà họ để đổ bê tông trực tiếp hay sử dụng làm cốp pha.

Ngoài ra trong quá trình thi công cần lưu ý đến khoảng cách khi ép cọc. Lý tưởng nhất là 300 – 700mm so với nhà hàng xóm. Có thể bổ trợ thêm chống văng bằng thép chắc chắn.

35.3

Trong quá trình thi công cần đảm bảo an toàn cho nhà bên cạnh

3. Tính toán độ cao nền, hầm dự trù ngập nước

Trong quá trình sinh sống, chắc hẳn anh chị không hề mong muốn căn nhà của mình dính phải cảnh ngập nước. Vậy nên cần tính toán đến độ cao nền và hầm nếu có.

Chọn chiều cao móng nhà phải vượt ngưỡng lớn nhất nước có thể ngập. Còn trong trường hợp thi công có hầm thì miệng hầm cần bố trí cao hơn vị trí nước chớm ngập

Đảm bảo nước có thể thoát qua hệ thống tốt nhất nếu có mưa dột xảy ra. Ví dụ xây sàn có độ dốc nhất định, lựa chọn kích cỡ ống thải và bố trí theo đường thẳng để tránh tắc nghẽn.

Thiết kế phần mái chống dột, đầu tư vật liệu chất lượng. Tránh lựa chọn những loại như mái tôn, mái lợp xi măng bởi dễ tạo khe hở, nước mưa lọt vào.

4. An toàn công trình và tập kết vật liệu

Xây nhà trong phố diện tích khá chật hẹp, nên để đảm bảo an toàn công trình, anh chị có thể bố trí một khu vực riêng để tập kết vật liệu. Lý tưởng nhất thì vẫn là tập kết tại chỗ, tránh việc phải di chuyển quá xa. Hoặc tận dụng kho bãi, khoảng sân trống trong cùng khu vực. Bên cạnh đó cũng không nên lấy về quá nhiều trong 1 lần.

Tính toán trước việc sử dụng các thiết bị, máy móc có kích thước lớn. Bởi những con hẻm sâu thì sẽ khó để di chuyển hơn.

Và đảm bảo trong quá trình thi công không được để vật liệu xây dựng rơi xuống khu vực xung quanh. Nếu có thì cần biện pháp che chắn, bảo vệ và dọn dẹp ngay sau khi hết thời gian xây dựng.

35.5

Giải pháp của Tuấn Gia Khang khi xây dựng nhà phố tại TP.HCM

Tuấn Gia Khang là một trong những công ty thiết kế và thi công nhà ở uy tín tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Với đội ngũ kiến trúc sư và kỹ sư có chuyên môn cao cùng bề dày kinh nghiệm, Tuấn Gia Khang có khả năng dự trù các rủi ro phát sinh và tìm kiếm giải pháp xây dựng nhà phố.

Và để anh chị dễ hình dung hơn, mời tham khảo cụ thể tại dự án nhà phố tại TPHCM do Tuấn Gia Khang thực hiện. Công trình đã hoàn thành theo đúng ý gia chủ, dựa trên các giải pháp thiết kế, xây dựng nhà phố từ đội ngũ nhân viên Tuấn Gia Khang

Giai đoạn 1: Thiết kế và lên phương án thi công

Điều đầu tiên sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, KTS Tuấn Gia Khang đã nhanh chóng sắp xếp một buổi gặp mặt để có thể lắng nghe mong muốn của gia chủ.

Sau đó, các nhân viên sẽ phân chia từng đầu việc cụ thể:

  • Bộ phận kết cấu, kỹ sư giám sát sẽ khảo sát hiện trạng khu đất và công trình lân cận. Cụ thể nhà gia chủ sẽ xây dựng giáp ranh với các nhà dân xung quanh. Bởi vậy phải tính toán biện pháp sao cho ít gây ảnh hưởng nhất
  • Bộ phận pháp lý kiểm tra pháp lý xây dựng và các quy định liên quan của khu vực.

Tiếp đó, các bộ phận phối hợp với nhau để đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp về địa chất, địa điểm, kết cấu móng – sàn – mái… Và thể hiện toàn bộ trên bản vẽ mặt bằng công năng, từ đó hình dung dễ dàng về căn nhà cụ thể sẽ ra sao.

35.4

Giai đoạn 2: Thi công

Trong suốt quá trình thi công, những kỹ sư và giám sát của Tuấn Gia Khang luôn tuần tự tiến hành từng bước một. Đảm bảo an toàn – chất lượng mà không hề làm chậm đi tiến trình xây dựng.

  • Đào móng: Do 2 bên đã là nhà xây kiên cố nên quá trình đào móng cần tiến hành cẩn trọng.
  • Chống thấm: Nhằm tránh vấn đề nứt tường, kỹ sư Tuấn Gia Khang đảm bảo kỹ thuật thi công đúng: xây thẳng thớm, mạch vữa đủ no và miết gọn. Với việc chống thấm, chúng tôi sử dụng các vật liệu chất lượng trong quá trình thi công ngôi nhà. Tuỳ theo ngân sách của gia chủ, các nhãn hiệu sẽ khác nhau: Sika Latex, Flintkote, Kova.
  • Hệ thống thoát nước: Toàn bộ đường dẫn và thải đều được bố trí một cách tỉ mỉ mà không kém phần tinh tế.
  • Chiều cao nền nhà: Tùy vào tình hình thực tế mà mỗi công trình, Tuấn Gia Khang sẽ có phương án nâng nhà hợp lý. Điều này giúp tránh đi một phần nguy cơ ngập nước vào mùa mưa.

Nếu anh chị đang tìm một đơn vị thiết kế và thi công có thể phân tích cặn kẽ những vấn đề và đề ra nhiều hướng giải pháp cho xây dựng nhà phố. Tiêu biểu như tác động công trình liền kề, hình dáng đất hẹp dài cần tăng hiệu suất công năng, tình trạng đất trũng dễ ngập úng cần thực hiện nâng sàn lên so với sân và mặt đường…

Tuấn Gia Khang rất hân hạnh có thể được trở thành người đồng hành, nhà tư vấn pháp lý xây dựng, thiết kế và thi công cho mái ấm tương lai của quý khách.

Tuấn Gia Khang là một trong những công ty thiết kế, xây dựng hàng đầu tại TP.HCM. Nếu anh chị đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu trên hành trình xây dựng tổ ấm thân thương, hãy để chúng tôi hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *